Đại Việt Sport - Như chúng ta đã biết phương pháp để giảm cân, đốt cháy mỡ thừa tốt nhất, được các chuyên gia, huấn luyện viên khuyên dùng là chạy bộ. Bởi chạy bộ là phương pháp giúp đốt nhiều calories nhất trong một thời gian ngắn. Chạy bộ được chia làm hai hình thức chính. Đó là chạy ngoài trời và chạy bằng máy chạy bộ tại nhà, hay các phòng tập thể hình.
Tuy đều là hình thức chạy bộ nhưng hai hình thức này lại rất khác biệt về phương pháp tập luyện. Vì vậy không phải ai cũng có đủ những thông tin và kiến thức cơ bản để đem lại hiệu quả khi tập chạy bộ. Nhằm giải quyết những khó khăn, cũng như trang bị cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất thì Thể Thao Đại Việt xin chia sẻ bài viết các bài luyện tập với máy chạy bộ tại nhà bạn nên biết. Để giúp các bạn tập luyện với máy chạy bộ.
Các bài tập với máy chạy bộ mà bạn nên biết
1.Chạy phục hồi:
các bài tập với máy chạy bộ mà bạn nên biết
Bài chạy này được thực hiện sau những buổi chạy tốc độ, bài chạy này được thực hiện với tốc độ chậm, cự ly ngắn… mục đích là duy trì thói quen chạy bộ, điều tiết lại cơ thể, đảm bảo thể lực trong thời gian các nhóm cơ phục hồi và giúp thư giãn các nhóm cơ.
2. Base Run – chạy cơ bản:
Bài tập cơ bản chạy với cự ly và tốc độ trung bình. Bài tập này giúp tăng sự bền bỉ của cơ thể, tính dẻo dai, rèn luyện nhịp tim, hơi thở… Đây là bài tập được sử dụng thường xuyên nhất, ngoài tác dụng trên cơ thể, bài tập còn giúp rèn luyện sự bền bỉ kiên trì trong quá trình tập luyện cho người tập.
3. Chạy dài
Các bài tập với máy chạy bộ mà bạn nên biết
Bài tập chạy dài luyện tập trong khoảng thời gian dài. Bài tập được sử dụng với mục đích chính là tăng sức chịu đựng, sử bền bỉ, dẻo dai hơn mức bình thường của cơ thể. Do vậy bài tập này có nguy cơ gây mệt mỏi, mất sức. Để việc chạy bộ an toàn và hiệu quả, người tập cần lựa chọn khoảng thời gian chạy dài dựa trên tình trạng sức khỏe của bản thân, kết hợp với những kĩ thuật chạy chính xác để tránh mất sức và các chấn thương khác không cần thiết.
4. Chạy tăng tốc
Trong bài chạy tăng tốc, người tập bắt đầu chạy với tốc độ vừa phải, vận tốc được tăng dần và đạt tối đa khi kết thúc. Tốc độ chạy vào giai đoạn cuối bài tương đương với tốc độ mục tiêu người tập đặt ra.
5. Phương pháp chạy biến tốc
Chạy biến tốc (Interval run) hay còn gọi là chạy đoạn ngắn được sử dụng khá phổ biến trên máy chạy bộ để tăng sức chịu đựng, độ dẻo dai của cơ thể và tập luyện tốc độ. Interval run là sự kết hợp bài bản giữa đoạn chạy tốc độ nhanh với các đoạn chạy tốc độ chậm. Sự đan xen như vậy nhằm mục đích phục hồi sức lực, tạo điều kiện cho cơ thể tập luyện tốc độ một cách hiệu quả hơn.
6. Chạy lên dốc lặp lại
Điểm đặc biệt của máy chạy bộ là nó không chỉ có chế độ chạy đường bằng, máy chạy còn có chức năng điều chỉnh độ dốc, giúp bạn tập luyện được khả năng leo núi. Phương pháp chạy lên dốc lặp lại được hiểu là các bài chạy lên dốc được lặp đi lặp lại liên tục trong suốt buổi tập. Người tập cần xác định độ dốc phù hợp và tăng dần mức dốc đến khi đạt được mục tiêu xây dựng. Thông thường độ dốc lý tưởng cho bài tập trên máy chạy bộ được khuyến cáo là từ 4-6%
Hãy chọn cho mình một chiếc
máy chạy bộ gia đình để giúp bạn thực hiện điều đó